Ngày hôm nay, 26/05/2019, Ban Cải cách về cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính (Ban I) của Thủ tướng và Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME) đồng chủ trì, với sự hỗ trợ của Cơ quan Phát triển Hoa Kỳ đã tổ chức hội nghị: Hiến kế cải cách thủ tục hành chính giúp doanh nghiệp khôi phục sản xuất, kinh doanh hậu Covid-19. Tại hội nghị, các đại diện doanh nghiệp cùng “hiến kế” đưa ra những giải pháp cần thiết cũng như kỳ vọng cải cách về thủ tục hành chính nhằm giải quyết những vấn đề khúc mắc và “thừa thãi” trong các thủ tục hành chính doanh nghiệp hiện nay.
Ngày hôm nay, 26/05/2019, Ban Cải cách về cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính (Ban I) của Thủ tướng và Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME) đồng chủ trì, với sự hỗ trợ của Cơ quan Phát triển Hoa Kỳ đã tổ chức hội nghị: Hiến kế cải cách thủ tục hành chính giúp doanh nghiệp khôi phục sản xuất, kinh doanh hậu Covid-19.
Chương trình có sự tham gia của đại diện hơn 200 doanh nghiệp thuộc cộng đồng doanh nghiệp SMEs Việt Nam tại tại 64 tỉnh/thành phố và thành viên Ban I, các cơ quan Chính phủ, Bộ ban ngành, tổ chức quốc tế, đại diện các Hiệp hội ngành hàng.
Hội nghị tạo cơ hội lớn góp phần quan trọng nhằm tăng cường kết nối giữa doanh nghiệp trong và ngoài nước, đẩy mạnh liên kết chuỗi cung ứng nội tiêu và toàn cầu nhằm ứng phó với sự gián đoạn của chuỗi giá trị do Covid-19 gây ra.
Trong chương trình hội nghị, các Hiệp hội ngành hàng, Hiệp hội doanh nghiệp khắp cả nước cùng cơ quan chức năng hiến kế cải cách thủ tục hành chính. Toàn bộ nội dung đóng góp sẽ được báo cáo trực tiếp đến Chính phủ.
Hội nghị có sự tham dự của thành viên Ban I, các cơ quan Chính phủ, Bộ ban ngành, tổ chức quốc tế, đại diện các Hiệp hội ngành hàng, các doanh nghiệp lớn nhỏ tại 64 tỉnh/thành phố.
Vào buổi chiều ngày hôm nay, Ông Nguyễn Kim Hùng – Đại diện cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa đã đưa ra một số cấp thiết về các thủ tục hành chính gửi lên chính phủ. Nhằm nhanh chóng đưa doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam có cơ hội tiếp tục có chỗ đứng trên thị trường. Đồng thời đưa ra các giải pháp cần thiết, cấp nhật xu thế toàn cầu nhằm tiếp tục hoàn thành mục tiêu xây dựng “Thành phố thông minh cho cộng đồng SMEs Việt Nam”.
1. Sớm ban hành cơ chế sandbox để tạo môi trường cho các mô hình kinh doanh số, p2p lending phát triển
2. Chuyển đổi số cho doanh nghiệp
– Theo khảo sát: doanh nghiệp thực sự hiểu, chi phí phi chính thức của Logistics rất lớ, Chi phí thanh toán số thậm chí rất lớn – ăn vào giá vốn (Chiếm đến 8%/đơn hàng). Như vậy, Chính phủ có thể tạo một chợ thương mại điện tử và giao cho một đầu mối phụ trách
– Liên quan đến hộ kinh doanh: có những hộ kinh doanh quy mô lớn nhưng “ngại” phát triển lên các doanh nghiệp lớn vì số các vấn đề như: thuế thay đổi, phải hình thành thêm bộ máy tài chính kế toán (chi phí doanh nghiệp tăng lên)
– Hộ kinh doanh rất lớn, nhưng không mang tính kế thừa.
– Nếu ban hành chính sách thì nên mang tính nuôi dưỡng nguồn thu, dẫn dắt hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp từ từ.
3. Với các doanh nhân đi lên từ nghề:
– Hiện nay đang thiếu chương trình vinh danh doanh nhân việt nam từ doanh nghiệp nhỏ tới doanh nghiệp lớn. Có thể: vinh danh doanh nhân quốc gia (thuế đóng góp trên 1 năm, doanh nghiệp giải quyết công ăn việc làm)
– Chính phủ nên có chính sách ưu đãi – thứ hạng khác nhau đối với doanh nhân khác nhau – có thể là thẻ số (không tốn ngân sách) . Như vậy, người đóng góp nhiều hưởng dịch vụ công khác hơn, vào bệnh viện có chính sách chăm sóc khác hơn, thể hiện quyền bình đẳng giữa mọi người và thuận tiện đối với các hoạt động tài chính – kế toán của doanh nghiệp.
4. Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa và các quỹ đang có chưa phát huy tác dụng. Chính phủ cần nhanh chóng thúc đẩy để giúp doanh nghiệp tiếp cận các chính sách ưu đãi của nhà nước.
Bên cạnh đó, đại diện rất nhiều chủ doanh nghiệp cũng có rất nhiều những “kế sách” đặc biệt về vấn đề cải cách thủ tục hành chính giúp doanh nghiệp khôi phục sản xuất, kinh doanh hậu Covid-19.
Viện khoa học quản trị và kinh tế số Việt Nam ( VIDEM) là đơn vị có chức năng tư vấn, kết nối các doanh nghiệp Việt Nam trong việc áp dụng khoa học, chuyển giao công nghệ, tham gia mạng lưới sản xuất, hệ thống phân phối, kinh doanh theo quy định Pháp luật Việt Nam, theo Luật pháp Quốc tế mà Việt Nam tham gia hoặc công nhận.
Hotline: 024 3674 1116
Email: info@videm.vn
Địa chỉ: 562 Nguyễn Văn Cừ, phường Gia Thụy, quận Long Biên, Hà Nội